1. Nước dừa có đặc tính chống oxy hóa
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nước dừa có tác dụng làm thay đổi cấu trúc của các gốc tự do, khiến chúng không còn khả năng gây hại cho cơ thể. Theo kết quả của các nghiên cứu trên loài chuột cho thấy nước dừa có lợi ích cải thiện đáng kể về sự mất cân bằng oxy hóa, giảm hoạt động các gốc tự do, kết hợp với giảm huyết áp, nồng độ triglyceride và insulin.
Các gốc tự do được sản xuất trong quá trình trao đổi chất giữa các tế bào nhằm giảm bớt trạng thái căng thẳng hoặc cơn đau do chấn thương. Khi tồn tại quá nhiều gốc tự do, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất cân bằng oxy hóa, có thể làm tổn thương các tế bào và tăng nguy cơ bệnh tật.
2. Nước dừa là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng
Thành phần của nước dừa có chứa 94% nước và rất ít chất béo. Cần từ 6 – 7 tháng để một trái dừa non chuyển sang dừa chín. Khi dừa chín, phần lớn nước dừa chuyển từ dạng lỏng thành thịt trắng được gọi là thịt dừa.
Khác với nước dừa có nguồn gốc tự nhiên, nước cốt dừa được làm bằng cách thêm nước vào thịt dừa xay nhuyễn. Nó chứa khoảng 50% nước và rất giàu chất béo.
Một quả dừa non trung bình cung cấp khoảng 0,5 – 1 cốc nước dừa. Một cốc nước dừa (240 ml) chứa 46 calo cùng với các thành phần dinh dưỡng sau:
- Carbs: 9 gram
- Chất xơ: 3 gram
- Protein: 2 gram
- Vitamin C: 10% khẩu phần ăn hàng ngày
- Magiê: 15% khẩu phần ăn hàng ngày
- Mangan: 17% khẩu phần ăn hàng ngày
- Kali: 17% khẩu phần ăn hàng ngày
- Natri: 11% khẩu phần ăn hàng ngày
- Canxi: 6% khẩu phần ăn hàng ngày
3. Nước dừa giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Uống nước dừa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, nó có giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là lượng chất béo ở gan.
Từ nghiên cứu trên loài chuột, các nhà khoa học ước tính ở người nặng 68kg cần uống nước dừa mỗi ngày 2,7 lít để làm giảm cholesterol hiệu quả tương đương với tác dụng của thuốc statin. Tác dụng này là rất ấn tượng và cần được nghiên cứu thêm.